Phimheo

Lấy ý tưởng từ việc "không tiếp xúc"Chị Nguyễn Thị Thu Ngân (33 tuổi), Giám đốc điều hành Công ty cổ điện máy chợ lớn

【điện máy chợ lớn】Độc lạ 'tủ không tiếp xúc', dân chung cư dễ nhận hàng sau khi mua trực tuyến

Lấy ý tưởng từ việc "không tiếp xúc"

Chị Nguyễn Thị Thu Ngân (33 tuổi),Độclạtủkhôngtiếpxúcdânchungcưdễnhậnhàngsaukhimuatrựctuyếđiện máy chợ lớn Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Santa, đồng sáng lập tủ giao nhận thông minh SantaPocket, cho biết bản thân khởi nghiệp kinh doanh từ tháng 8.2021 trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành. Thời điểm đó, chung cư nơi Ngân ở cũng áp dụng nhiều giải pháp ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.

Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và sự cần thiết của việc nhận hàng không tiếp xúc nên Ngân đã nảy ra nhiều ý tưởng. "Lúc đó tôi cũng đang là dân sinh sống tại chung cư, cứ mỗi lần nhận hàng rất khó khăn, phải tiếp xúc với nhiều người và shipper. Sẵn ở công ty đang có những chiếc tủ sắt bỏ trống nên tôi đã đề xuất với ban quản lý chung cư sử dụng nó để cư dân nhận đồ bỏ vào một cách an toàn trong thời điểm đó", chị Ngân chia sẻ.

Khởi nghiệp bằng mô hình tiện khách, nhàn cho shipper - Ảnh 1.

Nhóm bạn trẻ nghiên cứu, sáng tạo tủ giao nhận thông minh

DẠ THẢO

Từ lần áp dụng tủ "không tiếp xúc này", chị Ngân nhận thấy đây cũng là một ý tưởng khởi nghiệp mới, cần cải tiến để áp dụng rộng rãi. Thế là chị tập hợp đội ngũ gồm những người trẻ là: kỹ sư, lập trình phần mềm, cứng tham gia nghiên cứu và sản xuất tủ giao nhận thông minh.

Sau thời gian ngắn, tủ giao nhận thông minh có tên SantaPocket cũng ra đời. Đây là sản phẩm khởi nghiệp bằng giải pháp giao nhận hàng thông minh tích hợp công nghệ IoT. Mọi thao tác giao nhận hàng đều được thực hiện thông qua ứng dụng trên điện thoại và mã QR đặt trên tủ. Nó giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí của người giao lẫn nhận hàng qua các kênh thương mại trực tuyến. Tủ giao nhận thông minh gồm 17 ngăn, trong đó có đầy đủ 3 kích thước từ nhỏ, vừa và lớn để người dùng lựa chọn.

Theo chị Ngân, chiếc tủ này giúp giải quyết vấn đề nan giải mà chung cư nào cũng gặp phải, đó là tình trạng mất cắp, cầm nhầm đồ tại kệ hàng tự quản. Giúp các ban quản lý chung cư tiết kiệm nhân lực, thời gian xử lý các sự vụ liên quan đến mất mát tài sản cá nhân của cư dân. Đồng thời, đẩy nhanh quy trình giao hàng cho shipper, bảo mật thông tin cá nhân người nhận và an toàn cho kiện hàng. Chưa kể làm tăng mỹ quan và tiện ích, nâng tầm giá trị cho các tòa nhà vì ứng dụng giải pháp công nghệ vào vận hành để trở thành những chung cư thông minh.

Áp dụng chuyển đổi số

Chị Ngân chia sẻ hình thái tủ giao nhận thông minh này là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tức là áp dụng thêm công nghệ, tổ hợp phần cơ khí, mạch điện, lập trình nhúng và tương tác với dịch vụ đám mây, điều khiển tự động.

Khởi nghiệp bằng mô hình tiện khách, nhàn cho shipper - Ảnh 2.

Bạn trẻ áp dụng chuyển đổi số vào sản phẩm khởi nghiệp

DẠ THẢO

"Thật ra, sử dụng tủ rất đơn giản, cư dân và shipper chỉ việc tải ứng dụng, đăng ký tài khoản, khi giao hay nhận hàng chỉ cần quét mã QR là tủ đựng động mở cửa, không phải gọi điện, hẹn gặp mặt", chị Ngân nói về mô hình khởi nghiệp của mình.

"Khó khăn lớn nhất của chúng tôi là hình thức giao nhận hàng thông minh dù đã tồn tại ở nhiều nước nhưng hầu như vẫn còn rất mới với người dân VN. Mọi người vẫn quen với cách thức giao nhận hàng truyền thống và ngại trong việc phải tiếp cận công nghệ, phải thanh toán phí sử dụng. Do đó, chúng tôi chấp nhận khó khăn ban đầu để có thể đưa sản phẩm, thói quen đến với cư dân hiệu quả", chị Ngân bày tỏ. 

Cũng theo chị Ngân nhiều ban quản trị chung cư vẫn không tin vào sản phẩm mới, công ty và đội ngũ còn quá non trẻ. Khi triển khai, thuyết phục qua nhiều bước sau đó mới được lắp đặt".

Từ khi ra mắt sản phẩm đến nay, tủ giao nhận thông minh của nhóm chị Ngân đã được nhiều nơi đón nhận, đặc biệt là những người trẻ. Và hiện tại tủ được lắp đặt tại 22 tòa nhà và chung cư khắp TP.HCM.

Là người thường xuyên mua hàng trực tuyến, Chị Nguyễn Thị Hạnh Tâm (35 tuổi), cư dân Chung cư Decapella, P.Bình An, TP.Thủ Đức (TP.HCM) cảm thấy bất tiện trong việc hẹn shipper giao nhận hàng hóa. Nhiều lần gói hàng của chị Tâm bị "trôi" và mất rất nhiều thời gian để liên lạc với chủ hàng, người giao hàng mới tìm lại được.

"Với tôi từ ngày chung cư chuyển sang sử dụng tủ thông minh tôi rất hài lòng. Tôi giảm thiểu thời gian đi nhận trực tiếp và tìm hàng so với cách nhận tự phát trước đây. Việc tính phí với tôi là phù hợp và có 1 tiếng đồng hồ để hàng trong tủ không mất tiền. Ngoài ra, nếu hàng để lâu tôi cũng không sợ bị thất lạc nữa", chị Tâm nói.

Khởi nghiệp bằng mô hình tiện khách, nhàn cho shipper - Ảnh 3.

Chiếc tủ giúp người nhận và shipper không cần gặp mặt nhau

DẠ THẢO

Anh Nguyễn Sơn Tùng, Trưởng Ban Quản trị chung cư Decapella, P.Bình An, TP.Thủ Đức, cho biết trước kia mỗi khi có giao dịch gửi nhận hàng hóa người dân phải tự di chuyển từ các tầng cao xuống đất để nhận, nhờ người lấy giúp hoặc shipper chỉ để hàng ở kệ công cộng rồi bỏ đi. Điều này khiến tình trạng cầm nhầm, mất hàng không rõ lý do xảy ra rất nhiều. Như vậy rất mất thời gian cho cư dân và ban quản lý khó kiểm soát hàng hóa của từng người.

"Ngoài ra, ban quản lý không có chỗ sắp xếp đồ gọn gàng, nhất là các hộ dân không lấy hàng ngay mà cứ để qua đêm, cá biệt để cả tuần, gây mất mỹ quan, giảm sự khang trang của chung cư", anh Tùng chia sẻ.

Từ khi lắp tủ giao nhận thông minh, anh Tùng nhận thấy có nhiều lợi ích như: không gian chung cư sạch sẽ gọn gàng, không còn tình trạng mất mát đồ đạc, tạo nét hiện đại, phù hợp với nhóm cư dân trẻ năng động. "Do đó, tương lai chúng tôi vẫn muốn duy trì và mở rộng tủ thêm khi mức độ sử dụng tăng lên để giải quyết vấn đề giao nhận hàng hóa thuận tiện, phù hợp với xu thế chuyển đổi số hiện nay", anh Tùng nói.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap