ĐƯỜNG NHIỀU KHÚC CUA,âytainạnchếtngườivìsaođượchưởngá14 pro max 128gb DỐC NHƯNG VẪN LẤN TUYẾN, CHẠY QUÁ TỐC ĐỘ
Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng vừa ra quyết định kháng nghị đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại Đà Nẵng xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy cả 2 bản án hình sự sơ thẩm của TAND H.Đăk Glei và phúc thẩm của TAND tỉnh Kon Tum, để xét xử lại sơ thẩm, theo hướng không cho Trương Thanh Tuấn (42 tuổi) được hưởng án treo, vì đã gây ra tai nạn làm chết 2 người.
Theo kháng nghị, Tuấn là lái xe hợp đồng của một công ty ở TP.Hà Nội. Ngày 11.2.2023, Tuấn được công ty phân công chạy ô tô vận chuyển hàng hóa từ TP.Hà Nội vào các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.
Khoảng 18 giờ hôm sau, Tuấn chạy xe đến khu vực cầu Đăk Pô Kô thuộc H.Đăk Glei (Kon Tum), đây là đoạn đường quanh co. Lúc này xe đi xuống dốc dài có nhiều khúc cua liên tục. Do chủ quan không giảm tốc độ, nên khi thấy xe bắt đầu lao đi với tốc độ nhanh, Tuấn mới dùng chân để rà phanh. Tuấn nhìn thấy phía trước có khúc cua, nên cho xe chạy sang phần đường bên trái để tránh bị lật xe. Cùng lúc, phía trước có ô tô do anh Nguyễn Văn Tánh (37 tuổi, ngụ Kon Tum) điều khiển chở vợ và 2 con (18 và 2 tuổi).
Khi phát hiện xe anh Tánh, Tuấn đánh lái cho xe đi về phần đường bên phải theo hướng di chuyển của Tuấn nhưng không kịp, làm xe bị lật nghiêng, thùng xe va chạm vào thành cầu Đăk Pô Kô, rồi trượt đè lên ô tô của anh Tánh gây tai nạn. Hậu quả, anh Tánh và 1 người con tử vong, 2 ô tô bị hư hại.
Hồi tháng 7, TAND H.Đăk Glei xét xử sơ thẩm, phạt Tuấn 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội "vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" (theo khoản 2 điều 260 bộ luật Hình sự) .
Sau đó, Viện KSND H.Đăk Glei kháng nghị bản án, đề nghị TAND tỉnh Kon Tum xét xử phúc thẩm theo hướng không cho Tuấn được hưởng án treo và tăng hình phạt. Ngày 11.9, TAND tỉnh Kon Tum xét xử phúc thẩm, không chấp nhận kháng nghị, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Sau khi xét xử phúc thẩm, Viện KSND tỉnh Kon Tum báo cáo đề nghị Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng xem xét lại cả 2 bản án (sơ thẩm và phúc thẩm) theo thủ tục giám đốc thẩm.
TÒA HUYỆN VÀ TỈNH SAI LẦM KHI TUYÊN ÁN TREO
Theo kháng nghị, hiện trường xảy ra vụ tai nạn theo hướng di chuyển của ô tô do Tuấn điều khiển là đoạn đường xuống dốc, có nhiều khúc cua, có vạch sơn liền màu vàng để phân chia làn đường. Hai bên đường có nhiều biển giao thông cảnh báo như: "Đoạn đường thường xuyên giám sát tốc độ", "Đoạn đường hay xảy ra tai nạn", "Đi chậm", "Giới hạn tốc độ 50 km/giờ".
Tuấn đã chạy xe không đúng phần đường, không giảm tốc độ đến mức an toàn khi xe xuống dốc mà điều khiển xe đi với tốc độ cao (55 km/giờ), dẫn đến tai nạn làm 2 người chết, thiệt hại về tài sản hơn 167 triệu đồng.
Theo kháng nghị của Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng, 2 cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bồi thường cho gia đình bị hại, được gia đình bị hại bãi nại, gia đình có công cách mạng; từ đó tuyên phạt Tuấn 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo là "sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật".
Theo kháng nghị, mức án này "không công bằng với vụ án khác có tính chất, mức độ, hậu quả ít nghiêm trọng hơn vụ án này và cũng do chính TAND tỉnh Kon Tum xét xử, gây dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân".
Bởi lẽ, hậu quả do Tuấn gây ra là rất nghiêm trọng, yếu tố lỗi trong vụ án này hoàn toàn thuộc về bị cáo, mà 2 cấp tòa đã tuyên đối với bị cáo là chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ nghiêm trọng do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra. Mức án cũng không có tác dụng đấu tranh, phòng ngừa đối với loại tội phạm này trước yêu cầu hiện nay.
LUẬT QUY ĐỊNH THẾ NÀO?
Trao đổi với Thanh Niên, đồng tình với kháng nghị, luật sư (LS) Lê Văn Hoan (Đoàn LS TP.HCM) cho rằng với các tình tiết được mô tả trong kháng nghị thì lỗi hoàn toàn thuộc về bị cáo Tuấn.
Theo quy định tại khoản 2 điều 260 bộ luật Hình sự, lỗi làm chết 2 người có mức án từ 3 - 10 năm tù. "Trong vụ án này, mặc dù Tuấn có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng lỗi hoàn toàn thuộc về bị cáo và bị cáo lại mắc nhiều lỗi nên việc áp dụng điều 65 bộ luật Hình sự để cho bị cáo hưởng án treo là không đủ mức độ răn đe", LS Hoan nói.
Theo LS Lê Trung Phát (Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát), tai nạn giao thông là một vấn đề nhức nhối, mà để kéo giảm tai nạn, cả hệ thống chính trị đều phải vào cuộc. Bởi tai nạn giao thông không chỉ gây ảnh hưởng đến tài sản, sức khỏe, tính mạng mà còn gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, việc TAND H.Đăk Glei và TAND tỉnh Kon Tum cho bị cáo Tuấn đã có 2 lỗi vi phạm, dẫn đến làm chết 2 người mà vẫn được hưởng án treo là chưa phù hợp, sẽ tạo ra tiền lệ không tốt, đồng thời không đủ sức răn đe và làm gương cho những người khác khi tham gia giao thông.
Xem nhanh 12h ngày 26.11: Thời sự toàn cảnh
Làm chết 1 người thì bị xử án tù giam
Cũng vụ án tương tự, hôm 7.9, TAND tỉnh Kon Tum xét xử phúc thẩm (cũng chính chủ tọa xét xử vụ án của Tuấn) đã không cho bị cáo Hoàng Văn Hiển (49 tuổi) được hưởng án treo do đã gây ra tai nạn giao thông làm chết 1 người.
Theo đó, cuối tháng 11.2022, Hiển điều khiển ô tô tải hướng từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum đến ngã tư đường Bà Triệu - Phan Đình Phùng (TP.Kon Tum). Do không chú ý quan sát, không phát hiện anh Nguyễn Hiền đang chạy mô tô cùng chiều phía trước bên phải, nên Hiển đã cho ô tô chuyển hướng rẽ phải khi không đảm bảo an toàn. Việc này dẫn đến khung kim loại cản bên phụ của xe Hiển va chạm với xe của anh Hiền dẫn đến tai nạn, làm anh Hiền tử vong tại chỗ.
Xét xử sơ thẩm, hôm 30.6, TAND TP.Kon Tum phạt Hiển 13 tháng tù về tội "vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" (theo khoản 1 điều 260 bộ luật Hình sự). Sau đó Hiển kháng cáo, xin hưởng án treo, nhưng không được TAND tỉnh Kon Tum chấp nhận.